Bổ sung chất kẽm cho cơ thể
Bổ sung kẽm cho cơ thể là một việc vô cùng cần thiết mặc dù cơ thể của chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ loại khoáng chất này.
Vitamin và khoáng chất nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống, nâng cao miễn dịch của cơ thể. Mỗi loại vi chất có những công dụng riêng. Kẽm cần thiết để xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Kẽm cũng giúp duy trì hoạt động của khứu giác, kích hoạt các enzyme và hình thành DNA. Các khoáng chất trong đó có kẽm đều có trong nguồn thực phẩm hàng ngày. Chúng ta nên bổ sung khoáng chất cho cơ thể bằng cách đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.
Vai trò của kẽm
Vai trò của kẽm với tăng cường miễn dịch
Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với tình trạng miễn dịch. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch. Bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ. Dẫn đến tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Nghiên cứu can thiệp cho thấy việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1.
Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể
Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerasa. Có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND và tổng hợp protein. Nó giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Do đó nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra. Làm ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi. Các hormone như GH (growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kẽm có vai trò thúc đẩy tăng trưởng thông qua hormone IGF-I.
Vai trò khác của kẽm với cơ thể
Kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Kẽm góp phần làm đẹp cho làn da, mái tóc. Kẽm thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone ở nam giới, giảm bớt các hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ở phụ nữ. Nó cũng giúp tăng cường sức khỏe của em bé trước khi sinh.
Nhu cầu hấp thu kẽm trong cơ thể
Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.
Bổ sung kẽm cho cơ thể như thế nào:
Phương pháp tốt nhất để bổ sung kẽm cho cơ thể, ngăn ngừa thiếu kẽm là kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Các loại thức ăn chứa nhiều khoáng chất có thể bổ sung kẽm cho cơ thể:
Bổ sung kẽm cho cơ thể với các loại hạt
– Ngũ cốc: Có hàm lượng kẽm rất lớn, từ ngũ cốc dạng cám đến dạng hạt. Tránh sử dụng các loại ngũ cốc có hàm lượng đường cao có thể làm mất đi các tác dụng của kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 100g ngũ cốc cung cấp 52mg kẽm.
– Mầm lúa mì: Là nguồn thực phẩm giàu kẽm, 100mg mầm lúa mì cung cấp 17mg kẽm trong tương ứng 111% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
– Hạt bí ngô: 100g hạt bí ngô cung cấp 10,3g kẽm, tương ứng 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Ăn hạt bí sống có tác dụng tốt nhất để có được lượng kẽm tối đa và hỗ trợ hệ miễn dịch tốt.
– Hạt vừng: Rất giàu khoáng chất và kẽm. 100g hạt vừng có thể cung cấp 10mg kẽm.
– Hạt điều: 100g hạt điều có tới 5,6mg kẽm. Các loại hạt khác như thông, hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó… cũng chứa nhiều kẽm.
Bổ sung kẽm cho cơ thể với các loại rau quả
– Trái cây: Là loại thực phẩm giàu kẽm, trong đó lựu là số một. Một quả lựu cung cấp 1mg kẽm, một quả bơ cung cấp 1,3mg kẽm…
– Các loại rau: Rau cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh,…
– Sô-cô-la đen: 100g sô-cô-la mang lại 9,6mg kẽm; 100g bột cacao cung cấp 6,8mg kẽm tương ứng 45% lượng kẽm cần cho cơ thể.
Lưu ý đối với trẻ em
-Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít). Sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/lít. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
Mua thực phẩm bổ sung kẽm ở đâu?
Kho Thực Dưỡng cung cấp đa dạng các sản phẩm hạt điều, hạt macca, gạo lứt, ngưu bàng, nấm đông cô, đông trùng hạ thảo, linh chi…. . Các thực phẩm chọn lọc có hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, cân bằng, tốt cho sức khỏe. Các loại hạt, ngũ cốc lứt nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cầ thiết cho cơ thể. Để mua những sản phẩm tươi ngon và an toàn quý khách vui lòng gọi 0916 42 2233. Khothucduong giao hàng toàn quốc, chất lượng và nhanh chóng.