Thực phẩm bổ sung chất xơ và khoáng chất

Vai trò của Vitamin và khoáng chất

Khoáng chất là những vi chất rất cần thiết cho mọi cơ thể sống

1. Vai trò của khoáng chất kẽm với tăng cường miễn dịch 

Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với tình trạng miễn dịch, và tăng trưởng của cơ thể. 

Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch. Bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.

Nghiên cứu can thiệp cho thấy việc Bổ sung Khoáng chất kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1. Theo nghiên cứu của Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp cho thấy có sự tăng trưởng tốt cả về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.

Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể

Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerasa, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đối AND và tổng hợp protein. Do đó nó giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Như vậy nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra làm ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (Growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kẽm có vai trò thúc đẩy tăng trưởng thông qua hormone IGF-I.

Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.

Nhu cầu của kẽm và hấp thu kẽm trong cơ thể 

Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.

Nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể

Thức ăn nhiều kẽm là đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con. Đậu xanh nảy mầm cũng giàu kẽm và dễ hấp thu.

2. khoáng chất Selen với tăng cường miễn dịch: 

khoáng chất Selen (Selenium) đóng đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selenium gây ra ức chế chức năng miễn dịch. Ngược lại nếu bổ sung selen ium sẽ tăng cường và/hoặc phục hồi khả năng miễn dịch. Thiếu selenium còn ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng. Hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức. Ngoài ra selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền. Tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch. Giải độc một số kim loại nặng.

Vai trò của Khoáng chất selen đối với sức khỏe:

Vai trò của selen trong dinh dưỡng đã biết đến từ lâu. Trong dinh dưỡng người, selen là  một yếu tố cần thiết và là thành phần chính của ít nhất 13 protein có chứa selen. Có thể nhóm lại thành glutathione peroxidase và reductase thioredoxin. Là một phần của hệ thống chống oxy hóa của các tế bào. Nó có chức năng quan trọng trong khôi phục hoạt tính của các chất chống các gốc tự do tạo ra trong quá trình oxy hóa.Có thể phá hủy tế bào, làm cho quá trình lão hóa nhanh hơn và gây các bệnh mạn tính không lây và ung thư. 

Khoáng chất Selen còn có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng: 

Selen cũng cần cho chuyển hóa Iod, Bên cạnh đó selen cũng có chức năng như một loại enzyme. Là một phần của quá trình tạo hormone tuyến giáp. Hormon tuyến giáp rất quan trọng trong việc kích thích đầu vào năng lượng. Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì. 

Nhu cầu Khoáng chất selen khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam (mcg/ngày): 

Đối với trẻ 0-6 tháng nhu cầu selen là 6 mcg/ngày. Trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày. Trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày. Trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày. Đối với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam.(Nguồn: FAO/WHO (2002 và 2004)

Nguồn thực phẩm giàu selen

Hàm lượng selen vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả. Đậu xanh nảy mầm cũng rất giàu selen và dễ hấp thu. 

3. Vitamin A với tăng cường miễn dịch

Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo. Có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. 

Ảnh hưởng của thiếu vitamin A

Làm thoái hoá, sừng hoá các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể. Gây bệnh khô mắt trong đó có vệt Bitot (X1B), khô giác mạc, nhuyễn giác mạc (X2/X3) dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc (XS) và mù vĩnh viễn. Làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ em. Làm tăng tỷ lệ bệnh tật ở trẻ em. Làm tăng tử vong ở trẻ em. Làm cho trẻ chậm lớn. Thiếu vitamin A sớm có thể ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học. 

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A

Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể. 

Nguồn tiền vitamin A – carotenoid thường là từ một số sản phẩm động vật như  sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh).

Nhu cầu vitamin A cần tiêu thụ/ngày như sau

Trẻ em < 6 tháng: 375mcg; trẻ 6 tháng – 3 tuổi: 400mcg; trẻ 4-6 tuổi: 450mcg; trẻ 7-9 tuổi: 500mcg; trẻ 10-18 tuổi: 600mcg; phụ nữ mang thai: 800; Phụ nữ cho con bú: 850mcg/ngày.

4.  Vitamin C với tăng cường miễn dịch

Vitamin C đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Khi tham gia vào các phản ứng  hydroxyl hóa, vitamin C thường hoạt động dưới dạng kết hợp với ion Fe2+ hoặc Cu+. Vai trò riêng biệt của vitamin C là tham gia vào quá trình tạo keo (hình thành collagen), tổng hợp Carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa các hormon, khử độc của thuốc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và sử dụng sắt, calci và acid folic.

Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng  chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch; kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C cần cho chuyển đổi cholesterol thành acid mật, liên quan đến giải độc.

Nguồn thực phẩm

Hoa quả tươi và rau gia vị, rau lá rất giầu vitamin C là những thực phẩm rất sẵn có tại Việt nam và các nước Nam á.

Nhu cầu vitamin C

Trẻ em < 6 tháng 25mg/ngày; trẻ 6 tháng-6 tuổi: 30mg/ngày; trẻ 7-9 tuổi: 35mg/ngày; 10-18 tuổi: 65mg/ngày; Người trưởng thành: 70mg/ngày; phụ nữ mang thai, cho con bú: 80-90mg/ngày.